Là răng mọc sau cùng trên cung hàm, khi con người đã ở tuổi trưởng thành, răng khôn chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức răng đến mất ăn, mất ngủ. Vậy phải làm gì khi mọc răng khôn để giảm bớt tình trạng khó chịu này, có nên nhổ răng khôn không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Răng khôn mọc phải chăm sóc như thế nào?

Mọc răng khôn phải làm sao để tránh các biến chứng xấu xảy ra? Một số biện pháp chăm sóc răng miệng khi răng khôn mọc đau cũng là cách giúp răng khôn mọc an toàn:

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.


Khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng, rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn phải thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm, đặc biệt là sau khi ăn. Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ngày.

+ Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn nơi kẽ răng

Thay vì dùng tăm để gạt bỏ những thức ăn còn giắt lại ở kẽ răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn, giúp loại bỏ sạch những mảng bám còn lại trên răng. Mọc răng khôn phải làm sao được bác sĩ khuyên nên chườm đá để giảm đau tạm thời.

Giải đáp: tẩy trắng răng bằng đèn plasma như thế nào

Những biến chứng mọc răng khôn có thể xảy ra bạn nên biết

Mọc răng khôn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm sau đây:

+ Sưng lợi: Là điều không thể tránh khỏi, vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên đồ ăn bị giắt vào rất khó có thể vệ sinh được sạch sẽ. Khiến lợi bị sưng viêm do vi khuẩn phân hủy thức ăn tấn công.


+ Phá hủy chân răng số 7: Nếu răng khôn mọc ngang có thể đâm sang răng bên cạnh là răng hàm số 7 làm chân răng bị tổn thương. Sau khi răng khôn được nhổ có thể phải điều trị tủy cho răng hàm số 7.

+ Răng dễ bị nhiễm khuẩn: Khi răng mọc chen chúc sẽ làm cho thức ăn cơ hội lưu lại những vùng răng khôn đang mọc. Làm cho lợi bị nhiễm khuẩn, một khi đã nhiễm khuẩn thì độc tố của vi khuẩn sẽ lan rất nhanh đến những vùng răng lân cận và chân răng gây nhiễm khuẩn.
 
Top