Thực chất, niềng răng mặt trong là một phương pháp nắn chỉnh răng bằng các khí cụ truyền thống như dây cung, mắc cài. Điểm khác biệt nổi bật nhất chính là vị trí và thiết kế thông minh được đặt ở phía bên trong của răng (hay còn gọi là mặt lưỡi). Nhờ vậy, người dùng không bị ảnh hưởng quá nhiều tới tính thẩm mỹ trong quá trình mang niềng cũng như đảm bảo tiến độ điều chỉnh răng như thông thường.

Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong là kỹ thuật sử dụng các mắc cài được gắn cố định vào bề mặt bên trong của răng (hay còn gọi là niềng răng mặt lưỡi). Điểm đột phá của của kỹ thuật này so với cách niềng răng mặt ngoài là người ngoài không thể nhìn thấy phần mắc cài vì chúng đã được cài ở bên trong răng. D đó, người bệnh không sợ lộ mắc cài, thoải mái lựa chọn loại mắc cài thông thường. Như vậy, phương pháp này vừa mang lại hiệu quả niềng răng cao mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ cho khách hàng. Thực hiện niềng răng invisalign giá bao nhiêu? Ưu điểm như thế nào với niềng răng mặt trong?

Để thực hiện niềng răng mặt trong, bác sĩ phải thực hiện khám, tư vấn bệnh nhân và đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể. Căn cứ vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà thiết kế và sản xuất loại mắc cài phù hợp, mang lại tính chính xác cũng như hiệu quả cao khi điều trị chỉnh nha.

Vì niềng răng mặt trong thường có phần khó và phức tạp hơn so với phương pháp niềng răng mặt ngoài. Vì vậy, yêu cầu tay nghề bác sĩ thực hiện phải cao, có nhiều năm thực hiện kỹ thuật niềng răng, có khả năng nắm bắt và xử lý được mọi sự cố nếu xảy ra. Đồng thời, kỹ thuật niềng răng mặt trong cũng phải tốt, hiện đại thì mới có thể đem đến một kết quả tốt và quá trình điều trị thuận lợi.
Quy trình niềng răng mặt trong

Quy trình niềng răng mặt trong

Cũng như mọi phương pháp chỉnh nha tại trung tâm nha khoa uy tín, niềng răng mặt trong được áp dụng với quy trình chuẩn, bao gồm các giai đoạn như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ khám, kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Giải thích và tư vấn cho bệnh nhân phương án điều trị tối ưu và mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân lựa chọn loại mắc cài phù hợp với khả năng và tính chất công việc, giao tiếp, sinh hoạt. Thường bệnh nhân làm các công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều thường chọn mắc cài mặt trong.

Bước 2: Chụp phim và lấy dấu hàm

Tiến hành lấy mẫu răng của người bệnh. Chụp ảnh lưu lại hình ảnh răng của bạn trước khi điều trị, sau đó chụp phim kiểm tra cấu tạo khung hàm, mật độ, chiều cao xương hàm, xác định tình trạng răng cụ thể trước khi thực hiện.

- Lên phác đồ điều trị: Dựa vào phim chụp, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết và lên kế hoạch cùng thời gian điều trị phù hợp.

- Lấy dấu răng: Lấy mẫu răng toàn hàm bằng thạch cao và tạo ra các khung hàm giả giúp cho việc gắn mắc cài về sau được chính xác. 

Bước 3: Gắn mắc cài

Sau khi vệ sinh sạch khoang miệng, bác sĩ tiến hành gắn mắc cài vào mặt trong răng của bệnh nhân, lắp dây cung và đeo chun định hình tạo lực kéo. Cứ sau 2 tuần, khi xương hàm có đủ thời gian để tái tạo, bệnh nhân sé phải tái khám nhằm kiểm tra độ dịch chuyển răng và thay chun định hình và dây cung để tăng lực kéo.

Bài viết trích nguồn tại: https://ttsuckhoechomoinha.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: Ngavvt
 
Top